Nguyễn Thọ Phúc bị b ắ t tại sân bay khi vừa xuống máy bay

Nguyễn Thọ Phúc bị truy nã và trốn sang Thái Lan, khi vừa bước xuống máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất thì bị bắt giữ.

Ngày 27-2, tin từ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận,  cho biết đã bắt giữ Nguyễn Thọ Phúc theo lệnh truy nã sau khi đối tượng này trốn ra nước ngoài và vừa bị trục xuất về nước.

 

 

Nguyễn Thọ Phúc lúc bị bắt giữ.

Theo hồ sơ, 23 giờ ngày 30-8-2023, Nguyễn Thọ Phúc (21 tuổi, ngụ huyện Phú Quý) đã đột nhập vào một căn nhà ở Cư xá Đại Ninh, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tìm tài sản để trộm cắp.

Lợi dụng lúc chủ nhà vừa về vào phòng tắm, Phúc đã lục bóp lấy 4 triệu đồng rồi bỏ trốn.

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bắc Bình xác định Phúc là thủ phạm thực hiện hành vi trộm cắp và ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng Phúc đã bỏ trốn.

Đến tháng 3-2024, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình đã ra quyết định truy nã Nguyễn Thọ Phúc và xác định từ tháng 6-2024 Phúc đã nhập cảnh trái phép sang Thái Lan để trốn truy nã.

Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã trao đổi thông tin và phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thông qua kênh ngoại giao đề nghị cơ quan chức năng của Thái Lan tiến hành trục xuất Nguyễn Thọ Phúc về nước.

Chiều ngày 26-2-2025, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã cử Tổ công tác phối hợp với lực lượng Công an Cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đón và bắt giữ khi Phúc vừa xuống máy bay, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

 

XEM THÊM : 572 người Việt được gi ải c ứ u

 

Lực lượng vũ trang Karen (BGF)  cho biết, hơn 7.000 người nước ngoài được giải cứu khỏi các trung tâm lừa đảo qua điện thoại ở Shwe Kokko và KK Park thuộc TP. Myawaddy, Myanmar, đang chờ được hồi hương.

 

 

Hàng ngàn người nước ngoài đang kẹt ở Myanmar sau khi được giải cứu khỏi các trung tâm lừa đảo. (Ảnh: Reuters)

Báo chí địa phương cho biết, BGF đã gửi danh sách tên của 7.141 người thuộc 28 quốc tịch đến Lực lượng đặc nhiệm Ratchamanu của Thái Lan để xử lý. Trong số đó có 6.716 nam và 425 nữ.

Nhóm công dân đông nhất là từ Trung Quốc, với 4.860 người, tiếp theo là Việt Nam (511 nam và 61 nữ), Ấn Độ 526 người, Ethiopia 430 người, Indonesia 283 người, Philippines 127 người, Malaysia 69 người, Pakistan 69 người, Kenya 64 người và Đài Loan (Trung Quốc) 25 người, Bangkok Post đưa tin.

Theo các nhà phân tích, lực lượng BGF với 8.000 quân từ lâu đã hưởng lợi từ nguồn thu nhập của các doanh nghiệp lừa đảo ở Myawaddy. Tuy nhiên, lực lượng này gần đây thay đổi và đang muốn giành thiện cảm của cộng đồng quốc tế.

Lực lượng này đang tích cực giám sát hoạt động giải cứu nạn nhân và trấn áp các đối tượng buôn người, từ khi Thái Lan ngắt nguồn cung điện, dầu và internet cho 5 khu vực nằm gần biên giới của Myanmar.

Khu vực này được cho là căn cứ của các băng đảng thực hiện những hoạt động lừa đảo qua điện thoại và internet nhằm vào người dân Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác trong nhiều năm qua.

Vụ lừa đảo và bắt cóc diễn viên Trung Quốc Vương Tinh gần đây khiến chính quyền xử lý quyết liệt hơn. Tất cả những cá nhân trong nhóm trên đã được sàng lọc theo quốc tịch. BGF kêu gọi Chính phủ Thái Lan và các quốc gia khác đẩy nhanh quá trình hồi hương của họ.

Những công dân nước ngoài này hiện vẫn ở Myanmar, chờ đại sứ quán sắp xếp hồi hương. Tuy nhiên, chính quyền Thái Lan được cho là không muốn cho phép họ nhập cảnh vào Thái Lan nếu các quốc gia khác chưa sẵn sàng tiếp nhận họ.

Thu Loan

Theo Bangkok Post